xin chao

ONLINE

.com/
Hướng dẫn mở tài khoản

You Are Here: Home - Chiến thuật giao dịch - Mô hình đồ thị đỉnh bầu (Rounding Top) - Mô hình đồ thị đáy bầu (Rounding Bottom)

Mô hình đồ thị đỉnh bầu (Rounding Top)
 
Mô hình đồ thị đỉnh bầu (Rounding Top) là mô hình đảo chiều dài hạn phù hợp nhất cho các đồ thị tuần. Nó thể hiện giai đoạn tích lũy kéo dài rồi chuyển đổi xu hướng tăng giá sang xu hướng giảm giá.

Dưới đây là những yếu tố cần thiết cho mô hình đồ thị đáy bầu:

(1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình đỉnh bầu: Xu hướng tăng giá.

(2) Đợt tăng giá: Phần đầu tiên của mô hình đỉnh bầu là đợt tăng giá dần đến mức đỉnh cao nhất (high) của mô hình. Đợt tăng giá này có thể theo các dạng khác nhau: một số lởm chởm với nhiều điểm cao thấp nhấp nhô, một số thì xếp theo một dãy thẳng hàng.


(3) Phần đỉnh: Vùng cao nhất của mô hình đỉnh bầu có thể trông giống đỉnh hình chữ V song không quá nhọn và mất vài tuần để hình thành. Vì giá theo xu thế tăng dài hạn nên khả năng xu thế đầu cơ giá lên đến đỉnh điểm có thể tạo ra đáy hơi nhọn như hình chữ V.

(4) Đợt giảm giá sau đỉnh: Đợt giảm giá sau phần đỉnh hình thành phần bên phải của mô hình và cần mất khoảng thời gian tương tự như đợt tăng giá bên trái mô hình. Nếu đợt giảm giá này quá nhanh thì hiệu quả của mô hình đỉnh bầu có thể gây nghi ngờ.

(5) Điểm phá vỡ: Sự xác nhận xu thế giảm giá xuất hiện khi có sự phá vỡ giá xuống dưới điểm thấp (low) đánh dấu sự khởi đầu của đợt tăng giá bên trái mô hình. Sau khi xuất hiện điểm phá vỡ thì vùng giá tại điểm phá vỡ trở thành vùng kháng cự mới. Tuy nhiên do mô hình đỉnh bầu thể hiện sự đảo chiều dài hạn nên mức kháng cự mới này có thể không quan trọng đến thế.

(6) Khối lựơng giao dịch: Trong mô hình lý tưởng thì các mức khối lượng giao dịch sẽ theo hình dáng đỉnh bầu: thấp tại điểm khởi đầu sự tăng giá bên trái và cao ở cuối đợt tăng giá này đồng thời giảm xuống thấp dần trong suốt đợt giảm giá bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch không quá quan trọng ở đợt tăng giá bên trái nhưng cần có sự sụt giảm khối lượng giao dịch ở đợt giảm giá bên phải và ưu tiên hơn tại điểm phá vỡ (breakout).

(7) Mục tiêu giá: Lấy mức giá tại điểm phá vỡ trừ cho khoảng cách từ điểm phá vỡ hỗ trợ (breakout) đến điểm cao nhất của phần đỉnh sẽ cho ra mục tiêu giá (Target). 

Mô hình đồ thị đáy bầu (Rounding Bottom)
Mô hình đồ thị đáy bầu (Rounding Bottom) là mô hình đảo chiều dài hạn phù hợp nhất cho các đồ thị tuần. Nó cũng được gọi là mô hình đáy chảo và thể hiện giai đoạn tích lũy kéo dài rồi chuyển đổi xu hướng giảm giá sang xu hướng tăng giá.

Dưới đây là những yếu tố cần thiết cho mô hình đồ thị đáy bầu:

(1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình đáy bầu: Xu hướng giảm giá.

(2) Đợt sụt giảm: Phần đầu tiên của mô hình đáy bầu là đợt sụt giảm của giá dần đến mức đáy thấp nhất (low) của mô hình. Đợt sụt giảm này có thể theo các dạng khác nhau: một số lởm chởm với nhiều điểm cao thấp nhấp nhô, một số thì xếp theo một dãy thẳng hàng.


(3) Phần đáy: Vùng thấp nhất của mô hình đáy bầu có thể trông giống đáy hình chữ V song không quá nhọn và mất vài tuần để hình thành. Vì giá theo xu thế giảm dài hạn nên khả năng xu thế bán đến đỉnh điểm có thể tạo ra đáy hơi nhọn như hình chữ V.

(4) Đợt tăng giá sau đáy: Đợt tăng giá sau phần đáy hình thành phần bên phải của mô hình và cần mất khoảng thời gian tương tự như đợt sụt giảm bên trái mô hình. Nếu đợt tăng giá này quá nhanh thì hiệu quả của mô hình đáy bầu có thể gây nghi ngờ.

(5) Điểm phá vỡ: Sự xác nhận xu thế tăng giá xuất hiện khi có sự phá vỡ giá lên trên điểm cao (high) đánh dấu sự khởi đầu của đợt sụt giảm bên trái mô hình. Sau khi xuất hiện điểm phá vỡ thì vùng giá tại điểm phá vỡ trở thành vùng hỗ trợ mới. Tuy nhiên do mô hình đáy bầu thể hiện sự đảo chiều dài hạn nên mức hỗ trợ mới này có thể không quan trọng đến thế.

(6) Khối lựơng giao dịch: Trong mô hình lý tưởng thì các mức khối lượng giao dịch sẽ theo hình dáng đáy bầu: cao tại điểm khởi đầu sự sụt giảm bên trái và thấp ở cuối đợt sụt giảm này đồng thời tăng cao dần trong suốt đợt tăng giá bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch không quá quan trọng ở đợt sụt giảm nhưng cần có sự gia tăng khối lượng giao dịch ở đợt tăng giá và ưu tiên hơn tại điểm phá vỡ (breakout).

(7) Mục tiêu giá: Lấy khoảng cách từ điểm phá vỡ kháng cự (breakout) đến điểm thấp nhất của phần đáy rồi cộng cho mức giá tại điểm phá vỡ sẽ cho ra mục tiêu giá.
 

Đăng kí nhận tin qua Email:
* Vui lòng Check mail để xác nhận. *
Copy link gửi cho bạn bè:
back to top