xin chao

ONLINE

.com/
Hướng dẫn mở tài khoản

You Are Here: Home - Chiến thuật giao dịch - Mô hình đồ thị đầu và vai (Head & Shoulders) - Mô hình đồ thị đầu và vai ngược (Inverse Head & Shoulders)

Mô hình đồ thị đầu và vai (Head & Shoulders)

Mô hình đầu và vai (Head & Shoulders) là mô hình đồ thị đảo chiều hình thành sau một xu thế tăng giá (uptrend) và thời điểm hoàn thành mô hình này đánh giá sự đảo chiều. Mô hình đầu và vai bao gồm 3 đỉnh kế tiếp nhau trong đó đỉnh giữa (phần đầu) là đỉnh cao nhất và 2 đỉnh ở hai bên (vai trái và vai phải) thì thấp hơn và thấp bằng nhau. Các mức giá thấp (low) phản ứng của mỗi đỉnh có thể được nối với nhau để hình thành vùng hỗ trợ hay đường viễn cổ (neckline).

Như tên gọi của nó, mô hình đồ thị đảo chiều đầu và vai gồm có phần vai trái (left shoulder), phần đầu (head), phần vai phải (right shoulder) và phần viền cổ (neckline). Những yếu tố khác đóng vai trò không kém quan trọng trong mô hình này là khối lượng giao dịch (volume), điểm phá vỡ (breakout), mục tiêu giá (target), vùng hỗ trợ (support) trở thành vùng kháng cự (resistance).

Dưới đây là những điểm quan trọng cần chú ý trong mô hình đầu và vai:

(1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình đầu và vai: Xu hướng tăng giá.

(2) Phần vai trái: Trong một xu hướng tăng giá, phần vai trái tạo thành đỉnh đánh dấu điểm cao nhất của xu hướng hiện thời. Sau khi hình thành đỉnh, một đợt giảm giá sẽ hoàn thiện phần vai trái. Mức giá thấp nhất của đợt sụt giảm này thường vẫn nằm trên đường xu hướng hỗ trợ của xu hướng tăng giá, vẫn giữ cho xu hướng này còn hiệu lực.

(3) Phần đầu: Từ mức giá thấp nhất ở phần vai trái, một đợt tăng giá bắt đầu vượt qua đỉnh vai trái và đánh dấu đỉnh của phần đầu. Say khi tạo đỉnh đầu thì mức giá thấp nhất của đợt giảm giá sau đó đánh dấu điểm thứ 2 cho đường viền cổ. Mức giá thấp nhất của đợt giảm giá này thường phá vỡ đường xu hướng hỗ trợ của xu hướng tăng giá.

(4) Phần vai phải: Đợt tăng giá từ mức thấp nhất của phần đầu hình thành phần vai phải. Đỉnh vai phải thấp hơn đỉnh đầu và thường có cùng chiều cao với phần vai trái. Độ đối xứng như thế được ưu tiên song đôi khi các phần vai có chút chênh nhau. Đợt giảm giá từ đỉnh vai phải đi xuống sẽ phá vỡ qua đường viền cổ.

(5) Đường viền cổ: Đường viền cổ tạo thành khi ta nối các điểm thấp Low 1 và Low 2. Điểm Low 1 đánh dấu điểm cuối cùng của phần vai tráo và điểm khởi đầu phần đầu. Điểm Low 2 đánh giá điểm cuối cùng của phần đầu và điểm khởi đầu của phần vai phải. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa 2 điểm thấp nhất này mà đường viền cổ có thể có độ dốc lên, dốc xuống hoặc nằm ngang. Độ dốc của đường viền cổ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xu thế đi xuống sau mô hình. Đường viền cổ có độ dốc xuống có tính chất bearish (xu thế đầu cơ giá xuống) hơn so với độ dốc hướng lên.

(6) Khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch trong suốt đợt tăng giá ở phần vai trái cao hơn so với đợt tăng giá ở phần đầu. Sự giảm dần về khối lượng giao dịch và mức cao mới ở phần đầu có vai trò là dấu hiệu cảnh báo. Và dấu hiệu cảnh báo kế tiếp xuất hiện khi khối lượng giao dịch gia tăng trong đợt giảm giá đi xuống từ phần đỉnh đầu. Và cuối cùng là khối lượng giao dịch tăng thêm trong đợt giảm giá đi xuống ở phần vai phải.

(7) Sự phá vỡ đường viền cổ: Mô hình đầu và vai không hoàn thiện và xu hướng tăng giá không bị đảo chiều cho đến khi vùng hỗ trợ tại đường viền cổ bị phá vỡ. Thực tế này có tính thuyết phục hơn khi khối lượng giao dịch mở rộng thêm tại điểm phá vỡ (breakout) của đường viền cổ.

(8) Vùng hỗ trợ trở thành vùng kháng cự: Một khi vùng hỗ trợ bị phá vỡ thì nó trở thành vùng kháng cự mới. Đôi khi sau điểm phá vỡ thì giá sẽ hồi lại vùng hỗ trợ cũ và cho phép cơ hội thứ 2 để vào trạng thái bán (nhưng trường hợp này không phải luôn luôn xuất hiện).

(9) Mục tiêu giá: Sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ tại đường viền cổ, mục tiêu giá cho đợt sụt giảm được tính bằng cách đo khoảng cách từ đường viền cổ đến đỉnh đầu rồi trừ kết quả đó cho mức giá tại điểm phá vỡ. Phương pháp này chỉ là cách ước tính mục tiêu. Những yếu tố khác như công cụ Fibonacci Retracement (mức hoàn lại theo tỷ lệ Fibonacci) cần được sử dụng để tính mục tiêu chính xác hơn.

Mô hình đồ thị đầu và vai ngược (Inverse Head & Shoulders)
Mô hình đầu và vai ngược (Inverse Head & Shoulders) hay còn gọi là mô hình đáy đầu và vai (Head & Shoulders Bottom) là mô hình đồ thị đảo chiều hình thành sau một xu thế giảm giá (downtrend) và thời điểm hoàn thành mô hình này đánh giá sự đảo chiều. Mô hình đầu và vai bao gồm 3 đáy kế tiếp nhau trong đó đáy giữa (phần đầu) là đáy thấp nhất và 2 đáy ở hai bên (vai trái và vai phải) thì thấp hơn và thấp bằng nhau. Các mức giá cao (high) phản ứng ở chính giữa mô hình có thể được nối với nhau để hình thành vùng hỗ trợ hay đường viễn cổ (neckline).

Như tên gọi của nó, mô hình đồ thị đảo chiều đầu và vai ngược gồm có phần vai trái (left shoulder), phần đầu (head), phần vai phải (right shoulder) và phần viền cổ (neckline) và những phần này có hình dáng nằm ngược 1800 so với các bộ phận của mô hình đỉnh đầu và vai. Những yếu tố khác đóng vai trò không kém quan trọng trong mô hình này là khối lượng giao dịch (volume), điểm phá vỡ (breakout), mục tiêu giá (target), vùng hỗ trợ (support) trở thành vùng kháng cự (resistance).

Biểu hiện giá hình thành mô hình đỉnh đầu và vai (Head & Shoulders Top) vẫn khá giống nhau song theo hướng ngược nhau. Vai trò của khối lượng giao dịch đánh dấu điểm khác nhau lớn nhất giữa 2 mô hình này. Nói chung, khối lượng giao dịch đóng vai trò quan trọng hơn khi hình thành mô hình đáy đầu và vai so với khi hình thành mô hình đỉnh đầu và vai. Trong khi sự gia tăng khối lượng giao dịch tại điểm phá vỡ (breakout) ở đường viền cổ được xem xét ở mô hình đỉnh đầu và vai thì nó được yêu cầu tuyệt đối ở mô hình đáy đầu và vai.

Dưới đây là những điểm quan trọng cần chú ý trong mô hình đầu và vai:

(1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình đầu và vai ngược: Xu hướng giảm giá.

(2) Phần vai trái: Trong một xu hướng giảm giá, phần vai trái tạo thành đáy đánh dấu điểm thấp nhất của xu hướng hiện thời. Sau khi hình thành vùng đáy này, một đợt tăng giá sẽ hoàn thiện phần vai trái. Mức giá cao nhất của đợt tăng giá này thường vẫn nằm dưới đường xu hướng kháng cự của xu hướng giảm giá, vẫn giữ cho xu hướng này còn hiệu lực.


(3) Phần đầu: Từ mức giá cao nhất ở phần vai trái, một đợt giảm giá bắt đầu vượt qua đáy vai trái và đánh dấu điểm đáy của phần đầu. Sau khi tạo đáy phần đầu thì mức giá cao nhất của đợt tăng giá sau đó đánh dấu điểm thứ 2 cho đường viền cổ. Mức giá cao nhất của đợt tăng giá này thường phá vỡ đường xu hướng kháng cự của xu hướng giảm giá chính trước đó.
(4) Phần vai phải: Đợt giảm giá từ mức cao nhất của phần đầu hình thành phần vai phải. Đáy vai phải luôn cao đáy đầu và thường thấp tương đương với phần vai trái. Độ đối xứng như thế được ưu tiên song đôi khi các phần vai có chút chênh nhau. Đợt tăng giá từ đáy vai phải đi lên sẽ phá vỡ qua đường viền cổ và từ đó sự đảo chiều theo mô hình đáy đầu và vai cũng hoàn thành.

(5) Đường viền cổ: Đường viền cổ tạo thành khi ta nối các điểm cao High 1 và High 2. Điểm High 1 đánh dấu điểm cuối cùng của phần vai trái và điểm khởi đầu phần đầu. Điểm High 2 đánh giá điểm cuối cùng của phần đầu và điểm khởi đầu của phần vai phải. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa 2 điểm cao nhất này mà đường viền cổ có thể có độ dốc lên, dốc xuống hoặc nằm ngang. Độ dốc của đường viền cổ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xu thế giá đi lên sau mô hình. Đường viền cổ có độ dốc lên có tính chất bullish (xu thế đầu cơ giá lên) hơn so với độ dốc hướng xuống.

(6) Khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch (volume) trong suốt đợt giảm giá ở phần vai trái thường khá lớn và sức bán cũng khá mạnh. Cường độ bán có thể tiếp tục trong suốt đợt giảm giá hình thành đáy phần đầu. Sau khi đáy phần đầu hình thành thì các mô hình khối lượng giao dịch tiếp sau đó cần được theo dõi cẩn thận để kỳ vọng sự mở rộng khối lượng giao dịch trong suốt những đợt tăng giá tiếp theo ở phần vai phải.

(7) Sự phá vỡ đường viền cổ: Mô hình đầu và vai ngược không hoàn thiện và xu hướng giảm giá không bị đảo chiều cho đến khi vùng kháng cự tại đường viền cổ bị phá vỡ. Thực tế này có tính thuyết phục hơn khi khối lượng giao dịch mở rộng thêm tại điểm phá vỡ (breakout) của đường viền cổ.

(8) Vùng kháng cự thành vùng hỗ trợ: Một khi vùng kháng cự bị phá vỡ thì nó trở thành vùng hỗ trợ mới. Thường thì sau điểm phá vỡ, giá sẽ hồi lại vùng kháng cự cũ và cho phép cơ hội thứ 2 để vào trạng thái mua (nhưng trường hợp này không phải luôn luôn xuất hiện).

(9) Mục tiêu giá: Sau khi phá vỡ vùng kháng cự tại đường viền cổ, mục tiêu giá cho đợt tăng giá sau điểm phá vỡ được tính bằng cách đo khoảng cách từ đường viền cổ đến điểm đáy phần đầu rồi cộng kết quả đó cho mức giá tại điểm phá vỡ. Phương pháp này chỉ là cách ước tính mục tiêu. Những yếu tố khác như công cụ Fibonacci Retracement (mức hoàn lại theo tỷ lệ Fibonacci) cần được sử dụng để tính mục tiêu chính xác hơn.
 
Đăng kí nhận tin qua Email:
* Vui lòng Check mail để xác nhận. *
Copy link gửi cho bạn bè:
back to top