xin chao

ONLINE

.com/
Hướng dẫn mở tài khoản

You Are Here: Home - Chiến thuật giao dịch - Mô hình đồ thị cờ hiệu tăng (Bullish Pennant) - Giảm ( Bearish Pennant )

Mô hình đồ thị cờ hiệu tăng (Bullish Pennant)
Bullish Pennant (mô hình cờ hiệu tăng) đuợc xem là một dấu hiệu tăng giá báo hiệu xu hướng tăng giá hiện thời có thể tiếp tục.

Bullish Pennant theo sau một đợt tăng giá có độ dốc cao và gồm 2 đường xu hướng hội tụ với nhau hình thành hình dáng cờ hiệu hẹp. Hình dáng lá cờ hiệu dường như nằm ngang.


Bullish Pennant cũng tương tự như mô hình Bullish Symmetrical Triangle hay Falling Wedge song Pennant thì ngắn hơn về thời gian hình thành.

Các đường xu hướng giá có xu thế hội tụ. Ở đầu Pennant thì giá tăng mạnh tạo đỉnh nhọn (spike) mà Phân tích kỹ thuật gọi là cán cờ (flagpole) và sau đó tính biến động giảm dần tạo ra hình dáng cờ hiệu có hình tam giác.

Khi Pennant phát triển thì khối lượng giao dịch có xu thế giảm dần.

Trong một số trường hợp giá sẽ phá vỡ dao động giá ban đầu và tạo sự đảo chiều xu hướng. Sự đảo chiều có thể được báo hiệu bằng sự gia tăng về khối lượng giao dịch.

Thời gian kéo dài của mô hình phụ thuộc vào sự tích lũy giá. Sự tích lũy càng kéo dài thì thời gian hình thành mô hình càng lâu.

Thông thường thì chiều cao của cán cờ cho thấy khả năng mục tiêu của đợt tăng giá sau đó. Giống như Bullish Flag thì Bullish Pennant được xem là sự tạm ngừng trong một xu hướng tăng giá. Sau Pennant thì giá sẽ tăng tương đương với chiều cao của cán cờ.


Mô hình đồ thị Bearish Pennant
Mô hình Bearish Pennant (Mô hình cờ hiệu giảm) được tìm thấy trong một xu hướng giảm giá. Mô hình này được xem là dạng tiếp tục xu hướng giảm giá với hành động giá trong biên độ hẹp theo sau một đợt giảm giá mạnh. Điểm bán về phương diện kỹ thuật nằm tại thời điểm khi giá nhô xuống dưới đường xu hướng hỗ trợ của khu vực tạo thành mô hình, về lý tưởng thì khối lượng giao dịch gia tăng tại điểm phá vỡ này.


Đợt giảm giá có khối lượng mạnh và hành động giá theo xu hướng giảm kéo dài hình thành nên dáng vẻ cột cờ (Flagpole) ngược. Thời gian còn lại và hành động giá đặc trưng với khối lượng lớn khi cường độ giảm bị gián đoạn tạm thời. Thực tế này hình thành dạng cờ đuôi nheo (cờ hiệu) cũng giống dạng mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle) nhỏ. Những điểm giá cao nhất và thấp nhất tạo thành đường kháng cự và đường hỗ trợ ngày càng hội tụ về điểm chóp nhọn của lá cờ.

Kỳ vọng điểm phá vỡ và mục tiêu giảm giá: Khi giá dao động hướng đến gần phần chóp nhọn lá cờ thì điểm xuyên phá (breakdown) xuất hiện khi giá đảo chiều sau khi chạm đường kháng cự và bức phá xuống dưới đường hỗ trợ và theo xu hướng giảm giá. Mục tiêu giảm giá được tính bằng khoảng tương đương với đợt giảm giá hình thành nên cột cờ.
Đăng kí nhận tin qua Email:
* Vui lòng Check mail để xác nhận. *
Copy link gửi cho bạn bè:
back to top