xin chao

ONLINE

.com/
Hướng dẫn mở tài khoản

You Are Here: Home - Chiến thuật giao dịch - Mô hình đồ thị Ascending Triangle - Mô hình đồ thị Descending Triangle

Mô hình đồ thị Ascending Triangle
Mô hình Ascending Triangle (mô hình đồ thị tam giác hướng lên) là mô hình đồ thị tăng giá thường hình thành trong một xu hướng tăng giá với vai trò là mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng. Có một số trường hợp Ascending Triangle có vai trò đảo chiều khi xuất hiện tại cuối xu hướng giảm giá nhưng điển hình là dạng tiếp tục xu hướng. Dù theo dạng nào thì Ascending Triangle cũng là dạng đồ thị tăng giá thể hiện sự tích lũy.

Cần 2 hoặc nhiều điểm đỉnh (high) bằng nhau để tạo thành đường xu hướng nằm ngang phía trên và cần 2 hoặc nhiều điểm đáy (low) để tạo thành đường xu hướng hỗ trợ chạy lên và hội tụ với đường xu hướng kháng cự nằm ngang. Nếu 2 đường này kéo rộng về bên phải thì đường hỗ trợ chạy lên có vai trò là cạnh huyền của tam giác vuông. Nếu một đường thẳng được vẽ vuông góc với đầu bên trái của đường kháng cự nằm ngang thì một tam giác vuông sẽ hình thành.

Dưới đây là những yếu tố cần thiết của mô hình Ascending Triangle:

(1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình Ascending Triangle:

Để đảm bảo tiêu chuẩn thì một xu hướng rõ ràng cần tồn tại và xu hướng này ít nhất kéo dài vài tháng, từ đó mô hình Ascending Triangle đánh dấu giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng sau điểm phá vỡ (breakout).

(2) Đường xu hướng kháng cự nằm ngang: Có ít nhất 2 điểm đỉnh (high) để hình thành đường xu hướng kháng cự nằm ngang. Những điểm này không yêu cầu bằng nhau tuyệt đối mà chỉ cần xấp xỉ là được.


(3) Đường xu hướng hỗ trợ hướng lên: Có ít nhất 2 điểm đáy (low) cần thiết để hình thành đường xu hướng hỗ trợ hướng lên. Những điểm này lần luợt cao dần và có một khoảng cách nhất định giữa chúng.

(4) Thời gian phát triển mô hình: Thời gian phát triển mô hình có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng mà điển hình là 1 đến 3 tháng.

(5) Khối lượng giao dịch: Khi mô hình phát triển thì khối lượng giao dịch thường giảm dần. Khi điểm phá vỡ (breakout) theo chiều hướng đi lên xuất hiện thì có sự mở rộng khối lượng giao dịch để xác nhận điểm phá vỡ.

(6) Sự hồi lại điểm phá vỡ: Một quy tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật là mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ mới và ngược lại. Khi đường kháng cự nằm ngang của tam giác hướng lên bị phá vỡ thì nó trở thành đường hỗ trợ. Đôi khi giá hồi trở lại đường hỗ trợ mới này trước khi dao động mạnh theo chiều hướng lên.

(7) Mục tiêu giá: Một khi điểm phá vỡ xuất hiện thì mục tiêu giá được tính bằng cách đo khoảng cách rộng nhất của mô hình rồi cộng với mức giá tại điểm phá vỡ.

Mô hình đồ thị Descending Triangle
Mô hình Descending Triangle (mô hình đồ thị tam giác hướng xuống) là mô hình đồ thị giảm giá thường hình thành trong một xu hướng giảm giá với vai trò là mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng. Có một số trường hợp Descending Triangle có vai trò đảo chiều khi xuất hiện tại cuối xu hướng tăng giá nhưng điển hình là dạng tiếp tục xu hướng. Dù theo dạng nào thì Descending Triangle cũng là dạng đồ thị giảm giá thể hiện sự tích lũy.

Cần 2 hoặc nhiều điểm đáy (low) bằng nhau để tạo thành đường xu hướng nằm ngang phía dưới và cần 2 hoặc nhiều điểm đỉnh (high) thấp dần để tạo thành đường xu hướng kháng cự chạy xuống và hội tụ với đường xu hướng hỗ trợ nằm ngang. Nếu 2 đường này kéo rộng về bên phải thì đường kháng cự chạy xuống có vai trò là cạnh huyền của tam giác vuông. Nếu một đường thẳng được vẽ vuông góc với đầu bên trái của đường hỗ trợ nằm ngang thì một tam giác vuông sẽ hình thành.

Dưới đây là những yếu tố cần thiết của mô hình Descending Triangle:

(1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình Descending Triangle:

Để đảm bảo tiêu chuẩn thì một xu hướng rõ ràng cần tồn tại và xu hướng này ít nhất kéo dài vài tháng, từ đó mô hình Descending Triangle đánh dấu giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng sau điểm phá vỡ (breakout).

(2) Đường xu hướng hỗ trợ nằm ngang: Có ít nhất 2 điểm đáy (low) để hình thành đường xu hướng hỗ trợ nằm ngang. Những điểm này không yêu cầu bằng nhau tuyệt đối mà chỉ cần xấp xỉ là được.


(3) Đường xu hướng kháng cự hướng xuống: Có ít nhất 2 điểm đỉnh (high) cần thiết để hình thành đường xu hướng kháng cự hướng xuống. Những điểm này lần luợt thấp dần và có một khoảng cách nhất định giữa chúng.

(4) Thời gian phát triển mô hình: Thời gian phát triển mô hình có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng mà điển hình là 1 đến 3 tháng.

(5) Khối lượng giao dịch: Khi mô hình phát triển thì khối lượng giao dịch thường giảm dần. Khi điểm phá vỡ (breakout) theo chiều hướng đi xuống xuất hiện thì có sự mở rộng khối lượng giao dịch để xác nhận điểm phá vỡ.

(6) Sự hồi lại điểm phá vỡ: Một quy tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật là mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự mới và ngược lại. Khi đường hỗ trợ nằm ngang của tam giác hướng xuống bị phá vỡ thì nó trở thành đường kháng cự mới. Đôi khi giá hồi trở lại đường kháng cự mới này trước khi dao động mạnh theo chiều hướng xuống.

(7) Mục tiêu giá: Một khi điểm phá vỡ xuất hiện thì mục tiêu giá được tính bằng cách đo khoảng cách rộng nhất của mô hình rồi trừ với mức giá tại điểm phá vỡ.
 
Đăng kí nhận tin qua Email:
* Vui lòng Check mail để xác nhận. *
Copy link gửi cho bạn bè:
back to top