Mô hình Bearish Flag (mô hình lá cờ hình chữ nhật giảm) hình thành sau một đợt giảm giá có độ dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng. Nó được xem là một dấu hiệu giảm giá, cho thấy xu hướng giảm giá hiện tại có thể tiếp tục. Mô hình này bao gồm 2 đường xu hướng song song hình thành dạng lá cờ hình chữ nhật. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng lên nhưng đôi khi cũng có hướng chếch xuống.
Xu hướng giảm giá trước lá cờ được xem như là cán cờ (flagpole). Hình dạng lá cờ hình chữ nhật là sản phẩm mà các nhà phân tích kỹ thuật xem là sự tích lũy. Sự tích lũy này xảy ra khi giá dường như bật lên bật xuống giữa 2 giới hạn trên và dưới. Mô hình này phản ánh sự phản ứng của người đầu tư giá xuống sẵn sàng bán tại mức giá thấp và sự nhiệt tình của người đầu tư giá lên đẩy giá lên cao khi sẵn sàng mua tại mức giá khả thi nhất.
Dấu hiệu giảm giá (điểm xuyên phá - breakdown) xảy ra khi giá bật xuống dưới đường xu hướng hỗ trợ của mô hình và tiếp tục xu hướng giảm giá ban đầu.
Đặc trưng:
Bearish Flag rất giống với mô hình Bearish Pennant song ở mô hình Bearish Flag thì 2 đường xu hướng có xu thế chạy song song trong khi ở mô hình Bearish Pennant thì 2 đường xu hướng giá có xu thế hội tụ dần. Sự giảm giá xuống dưới đường xu hướng hỗ trợ có thể cho thấy sự tiếp tục xu hướng giảm giá.
Khi Bearish Flag phát triển thì khối lượng giao dịch có xu hướng giảm. Tuy nhiên có thể thấy sự tăng lên bất ngờ về khối lượng giao dịch ở cuối lá cờ.
Mô hình Bearish Flag có thể kéo dài ngắn nhất là 5 ngày hoặc dài thì 3 đến 5 tuần.
Chú ý: Trong một số trường hợp thì giá sẽ phá vỡ dao động giá ban đầu và tạo sự đảo chiều. Sự đảo chiều có thể được cảnh báo khi khối lượng giao dịch gia tăng, trái ngược với sự giảm khối lượng giao dịch thông thường điển hình hơn.
Mục tiêu giá: Thông thường chiều dài cán cờ (flagpole) ám chỉ đợt giảm giá có thể xảy ra, tức là sau lá cờ thì giá sẽ giảm tương đương với chiều dài cán cờ.
Bài 40: Mô hình đồ thị cờ hình chữ nhật tăng (Bullish Flag)
Giới thiệu:
Mô hình Bullish Flag (mô hình lá cờ hình chữ nhật tăng giá) hình thành sau một đợt tăng giá có độ dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng, bao gồm 2 đường xu hướng song song nhau tạo thành hình dáng lá cờ hình chữ nhật. Nó được xem là một dấu hiệu tăng giá, cho thấy xu hướng tăng giá hiện tại có thể tiếp tục. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng xuống nhưng đôi khi cũng có hướng chếch lên.
Xu hướng tăng giá trước lá cờ được xem như là cán cờ (flagpole). Hình dạng lá cờ hình chữ nhật là sản phẩm mà các nhà phân tích kỹ thuật xem là sự tích lũy. Sự tích lũy này xảy ra khi giá dường như bật lên bật xuống giữa 2 giới hạn trên và dưới.
Dấu hiệu tăng giá (điểm phá vỡ - breakout) xảy ra khi giá bật lên trên đường xu hướng kháng cự của mô hình và tiếp tục xu hướng tăng giá ban đầu.
Đặc trưng:
Bullish Flag rất giống với mô hình Bullish Pennant song ở mô hình Bullish Flag thì 2 đường xu hướng có xu thế chạy song song trong khi ở mô hình Bullish Pennant thì 2 đường xu hướng giá có xu thế hội tụ dần. Sự bức phá của giá lên trên đường xu hướng kháng cự có thể cho thấy sự tiếp tục xu hướng tăng giá.
Khi Bullish Flag phát triển thì khối lượng giao dịch có xu hướng giảm. Tuy nhiên có thể thấy sự tăng lên bất ngờ về khối lượng giao dịch ở cuối lá cờ.
Mô hình Bullish Flag có thể kéo dài ngắn nhất là 5 ngày hoặc dài thì 3 đến 5 tuần.
Chú ý: Trong một số trường hợp thì giá sẽ phá vỡ dao động giá ban đầu và tạo sự đảo chiều. Sự đảo chiều có thể được cảnh báo khi khối lượng giao dịch gia tăng, trái ngược với sự giảm khối lượng giao dịch thông thường điển hình hơn.
Mục tiêu giá: Thông thường chiều dài cán cờ (flagpole) ám chỉ đợt tăng giá có thể xảy ra, tức là sau lá cờ thì giá sẽ tăng tương đương với chiều dài cán cờ.