xin chao

ONLINE

.com/
Hướng dẫn mở tài khoản

You Are Here: Home - Candelstick , Chiến thuật giao dịch - Mô hình Nến Nhật - Bài 01: Mô hình Bullish Morning Star



(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: có

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Morning Star (mô hình ngôi sao ban mai tăng giá) bao gồm 3 dạng nến báo hiệu điểm đáy thị trường quan trọng. Nó bao gồm một thân nến giảm giá (màu đen hoặc đỏ) dài theo sau bởi một thân nến nhỏ (màu trắng/xanh hoặc đen/đỏ) giảm giá tạo khoảng trống xuống dưới để hình thành nên ngôi sao. Hai dạng nến này tạo nên mô hình ngôi sao cơ bản. Dạng nến thứ 3 là dạng nến tăng giá có mưc giá đóng cửa nằm trên mức giá đóng cửa của dạng nến ngày thứ nhất. Nến thứ 3 này cho thấy thị trường đã xoay chuyển theo xu hướng tăng giá.



(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện một dạng nến giảm giá dài vào ngày thứ nhất, ngày thứ 2 xuất hiện một thân nến nhỏ (tăng giá hoặc giảm giá) tạo khoảng trống xuống dưới theo hướng của xu hướng downtrend, ngày thứ 3 xuất hiện một dạng nến tăng giá.

(4) Phân tích tâm lý:

Dạng nến giảm giá có thân dài cho thấy người đầu cơ giá xuống chi phối thị trường, rồi xuất hiện một thân nến nhỏ ám chỉ người bán không thể đẩy giá thị trường đi xuống. Thân nến tăng giá rõ nét vào ngày thứ 3 chứng tỏ người đầu cơ giá lên đã kiểm soát tình hình. Mô hình Bullish Morning Star lý tưởng sẽ tạo khoảng trống (gap) trước và sau dạng nến nằm giữa. Khoảng trống thứ 2 (giữa dạng nến 2 và 3) thì hiếm song thiếu nó thì không đánh mất sức mạnh của mô hình này.

Ngôi sao có thể có số lượng 1, 2 hoặc 3. Màu của ngôi sao và những khoảng trống của nó thì không quan trọng. Độ tin cậy của mô hình này rất cao nhưng vẫn cần sự xác nhận dưới hình thức một dạng nến tăng giá với mức giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

(5) Kinh nghiệm:

Thông thường đối với nhà đầu tư dựa vào nến Nhật khi gặp tình huống xuất hiện mô hình Bullish Morning Star thì sẽ có những nhận định về chiến lược đầu tư khác nhau tùy theo khả năng và kinh nghiệm của chính nhà đầu tư đó về quá trình kiểm định mô hình này trong thực nghiệm.

Trên đồ thị, khi xu hướng giá đang giảm mạnh nếu “ngôi sao ban mai” xuất hiện thì cho thấy khả năng thị trường sẽ đảo chiều theo xu hướng đầu tư giá lên (bullish). Mẫu hình này bao gồm một cây nến đỏ (giá giảm) thân dài, cho thấy giá đang giảm mạnh, nối tiếp theo là một cây nến đỏ hoặc xanh thân rất ngắn có giá mở cửa bằng hoặc thấp hơn giá đóng cửa của cây nến thứ nhất, cho thấy giá tiếp tục giảm nhưng mức độ giảm đã yếu hẳn, cuối cùng là một cây nến xanh (giá tăng) thân dài cho thấy giá đã đảo chiều tăng mạnh. Thực tế đó cho thấy các nhà đầu tư giá xuống (bearish) đã không thể áp đảo các nhà đầu tư giá lên để đẩy giá tiếp tục giảm, do đó trong tương lai giá sẽ tăng.

Được biết gần đây một chuyên gia phân tích tiền tệ của DailyFX.com, ông David Rodriguez, đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về tính chính xác và hiệu quả của mô hình “ngôi sao ban mai”, một mô hình tiêu biểu trong phân tích kỹ thuật. Kết quả kiểm định đạt được hết sức thú vị.

Quá trình kiểm định được thực hiện bằng cách dựa trên chuỗi số liệu biến động tỷ giá hối đoái của các cặp đồng tiền chủ yếu bắt đầu từ ngày 1-1-2000 (thời điểm đồng EUR ra đời) cho đến ngày 15-11-2007. Chiến lược kinh doanh đưa ra là khi dấu hiệu “ngôi sao ban mai” xuất hiện thì đặt lệnh mua và ngược lại, thực hiện bán khống khi thấy mẫu hình “ngôi sao ban chiều”.

Kết quả thực nghiệm đầu tiên dựa trên nghiệp vụ mua, bán khống mà không có các lệnh dừng lỗ (stop-loss) và giới hạn lợi nhuận (profit limit). Kết quả này cho thấy tính chính xác cao trong các chiến lược kinh doanh đối với các cặp đồng tiền chủ yếu. Ngoài ra, còn một điều quan trọng và thú vị hơn là các kết quả lợi nhuận sẽ được cải thiện đáng kể nếu áp dụng các mức dừng lỗ và giới hạn lợi nhuận khi mở vị thế mua/bán. Điều này được chứng minh qua kết quả kinh doanh cặp đồng tiền EUR/USD.

Như vậy, kiểm định thực tế cho thấy, phân tích kỹ thuật trong nhiều trường hợp là khá chính xác trong việc dự báo biến động giá cả. Mặc dù, mẫu hình “ngôi sao ban mai - ban chiều” có khi đưa ra những dự báo đúng, có khi sai. Do đó, không loại trừ những trường hợp nhà đầu tư bị thua lỗ nếu hoàn toàn chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật để ra quyết định. Nhưng thật ra, phân tích kỹ thuật không chỉ có các mẫu hình nến, mà còn có rất nhiều các chỉ số khác như đường RSI, đường MA, MACD, dải băng Bollinger, sóng Elliott... Vì thế, nếu người sử dụng phân tích kỹ thuật biết cách kết hợp nhiều dấu hiệu với nhau, cộng với việc đặt các mức dừng lỗ và giới hạn lợi nhuận hợp lý thì sẽ phát huy được tác dụng của phân tích kỹ thuật một cách hữu hiệu nhất. Vậy phân tích kỹ thuật có chính xác hay không là còn tùy thuộc vào người phân tích sử dụng nó như thế nào.

Phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật. Nếu bạn đam mê nghệ thuật thì bạn mới hy vọng am hiểu nghệ thuật. Nếu chỉ xem phân tích kỹ thuật là một môn học thông thường thì một ngày nào đó nó sẽ bị vô tình biến mất trong tấm trí của chúng ta.
Đăng kí nhận tin qua Email:
* Vui lòng Check mail để xác nhận. *
Copy link gửi cho bạn bè:
back to top