You Are Here: Home - Chiến thuật giao dịch - Mô hình giá : Price Action - Bài 10: Mô hình Triple Bottoms (Mô hình 3 đáy)
I. ĐẶC TRƯNG:
- Xu hướng giá: Xu hướng giảm giá dẫn đến mô hình này nhưng giá sẽ không giảm xuống dưới đáy đầu tiên.
- Hình dáng: Ba thung lũng riêng biệt có hình dáng tương tự.
- Giá tại đáy: Chênh lệch giá giữa các đáy là nhỏ vì thế dường như 3 đáy thung lũng có mức giá gần như nhau song cho phép sai số.
- Sự xác nhận: Mô hình xác nhận là mô hình 3 đáy khi giá đóng cửa trên đỉnh cao nhất giữa 2 thung lũng.
- Khối lượng giao dịch: Thường thì khối lượng giao dịch ở đáy thứ nhất cao hơn ở đáy thứ 3 và có xu hướng giảm dần trong 67% thời gian nhưng nó có thể tạo đỉnh tại mỗi đáy.
II. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
- Quy tắc đo: Tính chiều cao từ đỉnh cao nhất (điểm A) đến thung lũng thấp nhất (điểm B) rồi nhân nó với tỷ lệ thỏa mãn mục tiêu giá là 64% rồi cộng kết quả đó với mức giá tại điểm phá vỡ (breakout tại A) sẽ được mục tiêu (điểm C).
- Kỳ vọng sự xác nhận: Kỳ vọng giá đóng cửa nằm trên đỉnh giữa 2 thung lũng (điểm A). Mô hình 3 đáy thường hiếm thấy vì thế giá thường tiếp tục đi xuống mà không xác nhận mô hình 3 đáy.
- Đợt tăng giá giữa các đáy: Nếu đợt tăng giá giữa 2 đáy đầu cao hơn đợt tăng giá giữa đáy 2 và đáy 3 thì hãy vẽ một đường xu hướng nối qua các đỉnh, khi giá cắt qua đường xu hướng này thì nên vào trạng thái mua.
- Hình kệ đỡ: Đỉnh thứ 3 đôi khi có hình dẹt ngang có xu thế hỗ trợ giá. Khi giá tăng lên trên đỉnh của kệ đỡ (Shelf) này thì hãy vào trạng thái mua.
- Thung lũng thứ 2: Nếu đáy thung lũng cuối cùng nằm trên đáy thung lũng thứ 2 thì kỳ vọng mô hình thể hiện tốt hơn.
- Hiện tượng hồi lại (throwbacks): Đôi khi sau khi hình thành điểm phá vỡ thì giá hồi lại về đường xác nhận và thậm chí có thể đi xuống dưới đường xác nhận này sau đó mới tiếp tục theo xu hướng tăng giá. Hiện tượng này ảnh hưởng lớn đến tầm quan trọng của mô hình. Nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ bị bất ngờ vì hiện tượng này, dễ dàng bị thất bại trong chiến lược đầu tư của mình.